Giới thiệu về ngành
Y khoa

Cơ hội nghề nghiệp - Vị trí việc làm

Sau khi tốt nghiệp Chương trình đào tạo ngành Y khoa, người học có thể đảm nhận các công tác khám chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý, đáp ứng yêu cầu công việc tại các vị trí sau:

  • Tại các cơ sở y tế với chức danh bác sĩ điều trị.
  • Tại các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành khoa học với chức danh giảng viên, nghiên cứu viên.
  • Tại các viện nghiên cứu, cơ quan quản lý hay tổ chức chuyên môn với chức danh nghiên cứu viên, chuyên viên y tế.
  • Tại đơn vị khám chữa bệnh với công việc tổ chức, quản lý và điều hành chuyên môn.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

CTĐT ngành Y khoa nhằm mục tiêu đào tạo những người bác sĩ có y đức, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng, có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên:

– Về kiến thức (KT):

PO1: Có khả năng vận dụng được kiến thức của ngành khoa học cơ bản, y sinh học, kiến thức về y học lâm sàng, cận lâm sàng, kiến thức y học dự phòng và y tế công cộng, kiến thức về tổ chức hệ thống y tế trong thực hành nghề nghiệp khám chữa bệnh và chăm sóc người bệnh.

– Về kỹ năng (KN):

PO2: Có khả năng áp dụng các kiến thức và kỹ năng y khoa giải quyết các nhu cầu khám chữa bệnh thông thường một cách kịp thời, an toàn, hiệu quả, kinh tế; tư vấn được cho người bệnh và các bên liên quan về phòng, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe; áp dụng được các chứng cứ y học trong thực hành y khoa, thúc đẩy năng lực tự định hướng học tập suốt đời và nghiên cứu khoa học; phát triển kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân.

– Về mức độ tự chủ và trách nhiệm (TCTN):

PO3: Có thái độ nghiêm túc, tác phong chuyên nghiệp, tuân theo các chuẩn mực về đạo đức nghề y, văn hóa cộng đồng, hiến pháp và pháp luật của nhà nước trong hoạt động nghề nghiệp; sẵn sàng tham gia vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và chủ động trong hội nhập quốc tế.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Sơ đồ chương trình dạy học/cây chương trình đào tạo (danh sách các học phần được hệ thống hóa theo các khối kiến thức và trình tự học)

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

Các môn chung

1. Triết học Mác – Lênin

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh

4. Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

5. Chủ nghĩa xã hội khoa học

6. Pháp luật đại cương

7. Anh văn 1

8. Anh văn 2

9. Anh văn chuyên ngành 1

10. Anh văn chuyên ngành 2

11. Tin học

 

12. Giáo dục thể chất (1,2,3,4)*

13. Giáo dục quốc phòng – An ninh*

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Các môn cơ sở ngành

1.      Phương pháp nghiên cứu khoa học

2.      Dân số – Truyền thông và giáo dục sức khỏe

3.      Sinh học và Di truyền

4.      Lý sinh

5.      Hóa học

6.      Thống kê y học

7.      Tâm lý y học – Y đức

8.      Giải phẫu 1

9.      Giải phẫu 2

10. Mô phôi

11. Sinh lý 1

12. Sinh lý 2

13. Hóa sinh

14. Vi sinh

15. Ký sinh trùng

16. Giải phẫu bệnh

17. Sinh lý bệnh – Miễn dịch

18. Dược lý

19. Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm

20. Sức khỏe môi trường và Sức khỏe nghề nghiệp

21. Dịch tễ học

22. Điều dưỡng cơ bản

23. Phẫu thuật thực hành

24. Chẩn đoán hình ảnh

25. Tổ chức và quản lý y tế

26.  Thực tập cộng đồng

Kiến thức chuyên ngành

1.      Tiền lâm sàng 1

2.      Tiền lâm sàng 2

3.      Nội cơ sở 1

4.      Nội cơ sở 2

5.      Ngoại cơ sở 1

6.      Ngoại cơ sở 2

7.      Nội bệnh lý 1

8.      Nội bệnh lý 2

9.      Nội bệnh lý 3

10. Nội bệnh lý 4

11. Ngoại bệnh lý 1

12. Ngoại bệnh lý 2

13. Ngoại bệnh lý 3

14. Ngoại bệnh lý 4

15. Phụ sản 1

16. Phụ sản 2

17. Phụ sản 3

18. Phụ sản 4

19. Nhi khoa 1

20. Nhi khoa 2

21. Nhi khoa 3

22. Nhi khoa 4

23. Truyền nhiễm

24. Y học cổ truyền

25. Lao

26. Răng Hàm Mặt

27. Tai Mũi Họng

28. Mắt

29. Da liễu

30. Phục hồi chức năng

31. Tâm thần

32. Ung thư

33. Huyết học

34. Gây mê hồi sức

35. Hồi sức cấp cứu

36. Dược lâm sàng

37. Pháp y

38. Y học hạt nhân

39. Y học gia đình

 

 Tốt nghiệp

  1. Thực tế tốt nghiệp
  2. Khóa luận tốt nghiệp / Học phần tốt nghiệp
  • Định hướng Nội khoa 1
  • Định hướng Nội khoa 2
  • Định hướng Ngoại khoa 1
  • Định hướng Ngoại khoa 2
  • Định hướng Phụ sản 1
  • Định hướng Phụ sản 2
  • Định hướng Nhi khoa 1
  • Định hướng Nhi khoa 2
  • Định hướng Nhãn khoa 1
  • Định hướng Nhãn khoa 2
  • Định hướng Tai Mũi Họng 1
  • Định hướng Tai Mũi Họng 2
  • Định hướng Truyền nhiễm 1
  • Định hướng Truyền nhiễm 2
  • Định hướng Da liễu 1
  • Định hướng Da liễu 2
  • Định hướng Chẩn đoán hình ảnh 1
  • Định hướng Chẩn đoán hình ảnh 2

Học phần bắt buộc

TT

TÊN HỌC PHẦN

Tóm tắt học phần

1

Triết học Mác – Lênin

Học phần gồm 3 chương, ngoài phần giới thiệu vấn đề chung của triết học, học phần chủ yếu cung cấp những kiến thức cơ bản về Triết học Mác – Lênin: điều kiện ra đời, khái niệm; vật chất và ý thức; các nguyên lý, quy luật, cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật; Lý luận nhận thức; Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội; giai cấp và đấu tranh giai cấp; nhà nước và cách mạng; tồn tại xã hội và ý thức xã hội; con người và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân.

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

Học phần được kết cấu thành 2 phần chính:

Một là, nghiên cứu các vấn đề kinh tế chính trị của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong cả hai giai đoạn là tự do cạnh tranh và giai đoạn độc quyền.

Hai là, nghiên cứu các vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh là học phần bắt buộc, khối kiến thức đại cương cung cấp những kiến thức cơ bản về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với ý nghĩa là sự vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam, đồng thời là cơ sở lý luận trực tiếp trong việc hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam từ 1930 đến nay. Học phần này giúp sinh viên hiểu được một cách tương đối đầy đủ và có hệ thống về bối cảnh lịch sử – xã hội, cơ sở hình thành, phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh; các nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế về văn hóa, đạo đức, con người.

4

Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Ngoài chương nhập môn và kết luận, học phần có 3 chương đề cập đến những tri thức khoa học về đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, học tập môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930-1945); lãnh đạo hai cuộc kháng chiến, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1945-1975); lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới (1975-2018); một số bài học lớn về sự lãnh đạo của Đảng. Qua đó, khẳng định những thành công, ưu điểm, nêu lên hạn chế, kinh nghiệm trong tiến trình lãnh đạo cách mạng của Đảng

5

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Học phần được kết cấu thành hai phần chính:

– Một là, nghiên cứu những vấn đề cốt lõi nhất về Chủ nghĩa xã hội khoa học, một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin.

– Hai là, nghiên cứu những vấn đề chính trị – xã hội của Việt Nam liên quan đến chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

6

Pháp luật đại cương

Học phần Pháp luật đại cương được thiết kế nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về Nhà nước và Pháp luật.

Nội dung cơ bản của học phần bao gồm: Những vấn đề lí luận cơ bản về nhà nước và pháp luật; bộ máy nhà nước; quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật; thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; hệ thống pháp luật, ý thức pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa và pháp luật về phòng chống tham nhũng.

7

Anh văn 1

Học phần này được thiết kế tích hợp giữa 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết và các bài tập Ngữ pháp, Từ vựng, Luyện âm. Nội dung học phần được trình bày trong 5 bài học, gồm các bài học nhỏ về các kỹ năng sử dụng từ vựng và nghe hiểu; kĩ năng đọc hiểu; kỹ năng thảo luận, trình bày quan điểm cá nhân trong những tình huống cụ thể; kĩ năng viết ở mức độ bậc 1 trong cấp độ sơ cấp. Sau mỗi bài học, sinh viên được luyện tập, thực hành với các tài liệu cho hình thức học trực tiếp và nguồn tài nguyên thực hành trực tuyến. Học phần này giúp sinh viên có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật, các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Sinh viên có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời thông tin về bản thân như nơi sinh sống, gia đình và bạn bè. Sinh viên có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng

8

Anh văn 2

Học phần này được thiết kế tích hợp giữa 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết và các bài tập Ngữ pháp, Từ vựng, Luyện âm. Nội dung học phần được trình bày trong 6 bài học (6 units), mỗi unit gồm các bài học về các kỹ năng sử dụng từ vựng; kĩ năng nghe hiểu (nghe hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản với các dạng bài tập trắc nghiệm, hoàn thành câu/ sơ đồ/ bảng biểu); kĩ năng đọc hiểu (đọc hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản với dạng bài tập trắc nghiệm, nối thông tin, trả lời ngắn); kỹ năng nói (rao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày, mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu); kĩ năng viết (với các dạng bài tập ngữ pháp và viết (hoàn thành câu, viết câu, viết đoạn văn ngắn về gia đình, điều kiện sống, ghi chú, email, một tin nhắn cảm ơn, biết cách viết một blog cá nhân về du lịch, tin nhắn qua mạng, bình luận về một số chủ đề: học tập, giải trí, ngoại hình, thời trang…) Sau mỗi bài học, sinh viên được luyện tập, thực hành với các tài liệu cho hình thức học trực tiếp và nguồn tài nguyên thực hành trực tuyến.

9

Anh văn chuyên ngành 1

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về ngữ pháp, từ vựng chuyên ngành cần thiết cho giao tiếp thông thường liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ; đồng thời có thể áp dụng để tham khảo một số tài liệu y văn về ngành y.

10

Anh văn chuyên ngành 2

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức từ vựng chuyên ngành và cấu trúc ngữ pháp cần thiết cho giao tiếp với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, đồng nghiệp về triệu chứng bệnh của các chuyên khoa: xương khớp, sản – phụ khoa, tâm thần, ung thư, truyền nhiễm … ; đồng thời có thể áp dụng để đọc một số tài liệu y văn về ngành y.

11

Tin học

Tin học là môn học cơ sở quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong y học. Học phần này bao gồm một số vấn đề cơ bản về công nghệ thông tin và máy tính. Soạn thảo văn bản hoàn chỉnh bằng phần mềm Microsoft Word; nhập và xử lý số liệu cùng các bài toán ứng dụng bằng phần mềm Microsoft Excel; thiết kế được các trình diễn bằng phần mềm Microsoft PowerPoint; sử dụng các dịch vụ cơ bản của Internet; Cung cấp kiến thức cơ bản về các phần mềm xử lý thống kê; sử dụng hiệu quả một số phần mềm thường được ứng dụng trong công tác y dược nhằm để thực hiện các thao tác chuyên ngành y dược bằng máy vi tính.

12

Giáo dục Thể chất (1,2,3,4)

 

Học phần cung cấp cho sinh viên những năng lực cơ bản nhất về nguyên lý và phương pháp tập luyện các môn điền kinh, môn nhảy xa, chạy cự ly trung bình và một trong các môn bóng bàn, bóng chuyền và bóng rổ.

13

Giáo dục Quốc phòng – An ninh

 

Nội dung theo Thông tư số: 40/2012/TT-BGDĐT  của Bộ trưởng Bộ Giáo  dục và Đào tạo ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) về việc ban hành chương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh trình độ đại học và cao đẳng.

14

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Nội dung gồm kiến thức cơ bản về phương pháp luận và cách thức tiến hành nghiên cứu khoa học về lĩnh vực sức khỏe. Hiểu và tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khác nhau hiện đang được sử dụng để thực hành nghiên cứu và nâng cao chất lượng trong chẩn đoán và điều trị; Nhận xét và đánh giá có hệ thống các báo cáo nghiên cứu và các tài liệu khoa học; Phương pháp trình bày một nội dung nghiên cứu khoa học về lĩnh vực sức khỏe.

15

Dân số – Truyền thông và giáo dục sức khỏe

Học phần Dân số – Truyền thông – Giáo dục sức khỏe thuộc kiến thức cơ sở khối ngành, gồm hai phần: Dân số và Truyền thông – Giáo dục sức khỏe. Phần Dân số cung cấp cho người học các khái niệm về quy mô, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, mức sinh – mức chết và các yếu tố ảnh hưởng, dân số và phát triển, các chính sách ổn định và nâng cao chất lượng dân số. Phần Truyền thông – Giáo dục sức khỏe cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản về truyền thông và giáo dục sức khỏe. Nội dung trình bày các khái niệm cơ bản về truyền thông và giáo dục sức khỏe; lý thuyết về hành vi sức khỏe; các phương pháp, phương tiện truyền thông và giáo dục sức khỏe; kỹ năng truyền thông và giáo dục sức khỏe; lập kế hoạch, giám sát và đánh giá các hoạt động chương trình giáo dục sức khỏe.

16

Sinh học và Di truyền

Sinh học và Di truyền là học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về cấu trúc, chức năng, sự điều hòa hoạt động trong tế bào; tổ chức và hoạt động của nhiễm sắc thể, gen và hệ gen trong cơ chế di truyền và biến dị. Nghiên cứu sự biến đổi di truyền liên quan tới sức khỏe và bệnh tật con người. Trong học phần này sinh viên được cung cấp đầy đủ và có hệ thống về bộ nhiễm sắc thể, bộ gen con người, các quy luật di truyền và bệnh do đột biến ở người từ đó có thể vận dụng để giải thích được các nguyên nhân, cơ chế xuất hiện bệnh đặc biệt là các bệnh di truyền đồng thời có thể thực hiện được các kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán và tư vấn di truyền.

17

Lý sinh

Học phần Lý sinh được thiết kế nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về các quy luật vật lý để làm sáng tỏ bản chất, cơ chế, động lực của các quá trình sống. Môn học Lý sinh còn nghiên cứu ảnh hưởng và tác động của các tác nhân vật lý lên cơ thể và ứng dụng trong các phương pháp và kỹ thuật y học hiện đại Nội dung cơ bản của học phần bao gồm: Những nguyên lý nhiệt động học và ứng dụng trong y học, Vận chuyển vật chất trong cơ thể sinh vật, Lý sinh tuần hoàn và Lý sinh hô hấp, Ứng dụng của sóng âm và siêu âm, Các hiện tượng điện trong cơ thể sống, Quang sinh học, Y học phóng xạ và hạt nhân, Bức xạ tia X và ứng dụng, Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân.

18

Hóa học

Học phần Hóa học cung cấp cho sinh viên những kiến thức liên quan đến:

+ Hoá đại cương: Hệ thống các kiến thức cơ bản về cấu tạo nguyên tử và liên kết hoá học, trạng thái tập hợp của vật chất, các nguyên lý cơ bản của nhiệt động hóa học để dự đoán khả năng, chiều hướng và giới hạn của những quá trình hoá học; cân bằng và sự chuyển dịch cân bằng hoá học; dung dịch và tính chất của dung dịch; tốc độ phản ứng và yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

+ Hoá vô cơ: Trạng thái tự nhiên, tính chất hoá học và vai trò của các đơn chất và hợp chất vô cơ đối với cơ thể sống.

+ Hoá hữu cơ: Tính chất của các hợp chất hữu cơ, đặc biệt là các hợp chất thiên nhiên có liên quan đến cơ thể sống.

– Từ những kiến thức hoá học được trang bị, sinh viên vận dụng để giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên, các quá trình sinh hóa xảy ra trong cơ thể sống, góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hóa học trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hành nghề trong tương lai.

19

Thống kê y học

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về xác suất và thống kê y học. Xử lý được các số liệu thống kê; Ứng dụng các TEST thống kê phù hợp vào từng tình huống bài toán. Có khả năng vận dụng vào các đề tài nghiên cứu khoa học.

20

Tâm lý y học – Y đức

Học phần Tâm lý y học – y đức thuộc kiến thức cơ sở khối ngành, gồm 2 phần: Tâm lý và Đạo đức y học. Phần Tâm lý mô tả các hiện tượng tâm lý, trình bày những quy luật nảy sinh hình thành, phát triển và biểu hiện các hiện tượng tâm lý con người, ứng dụng các kiến thức và kỹ năng tâm lý học vào việc tiếp cận, quan sát, giao tiếp trong thực hành y tế với bệnh nhân và đồng nghiệp. Phần Đạo đức y học trình bày các khái niệm cơ bản về đạo đức học trong y khoa, nghĩa vụ của người cán bộ y tế đối với bệnh nhân và xã hội, những nội dung đặc trưng của đạo đức người cán bộ y tế. Học phần Tâm lý y học – y đức liên quan mật thiết đến các học phần Khoa học hành vi – giáo dục sức khỏe.

21

Giải phẫu 1

Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về những đặc điểm giải phẫu các bộ phận và cơ quan trong cơ thể con người; những quy luật phát triển cấu trúc cơ thể trong mối quan hệ với chức năng, với môi trường sống, hoạt động và sự tiến hoá; liên hệ được trên cơ thể sống và áp dụng được những kiến thức về giải phẫu làm nền tảng cho việc tiếp thu và nghiên cứu các môn học khác. Hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong thực hành tại phòng thực hành và phòng nhân thể.

22

Giải phẫu 2

Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về những đặc điểm giải phẫu các bộ phận và cơ quan trong cơ thể con người; những quy luật phát triển cấu trúc cơ thể trong mối quan hệ với chức năng, với môi trường sống, hoạt động và sự tiến hoá; liên hệ được trên cơ thể sống và áp dụng được những kiến thức về giải phẫu làm nền tảng cho việc tiếp thu và nghiên cứu các môn học khác. Hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong thực hành tại phòng thực hành và phòng nhân thể.

23

Mô phôi

– Lý thuyết:

Sau khi học xong học phần sinh viên có thể mô tả cấu tạo hình thái vi thể, siêu vi thể của các mô trong các cơ quan trong cơ thể người, từ đó giải thích được mối liên quan giữa cấu tạo và chức năng của các loại mô.

– Thực hành: Sinh viên nhận diện được các loại mô cơ bản trong cơ thể. Nhận diện được cấu tạo mô học của các hệ cơ quan trong cơ thể.

24

Sinh lý 1

Sinh lý 1 (Physiology) là học phần cơ bản, nghiên cứu về hoạt động chức năng của các tế bào, một số cơ quan, hệ cơ quan trong mối liên hệ giữa chúng với nhau và giữa chúng với môi trường sống, đồng thời nghiên cứu về sự điều hòa chức năng để đảm bảo cơ thể tồn tại, phát triển và thích ứng với sự biến đổi của môi trường.

25

Sinh lý 2

Sinh lý 2 (Physiology) là học phần cơ bản, nghiên cứu về hoạt động chức năng của một số cơ quan, hệ cơ quan trong mối liên hệ giữa chúng với nhau và giữa chúng với môi trường sống, đồng thời nghiên cứu về sự điều hòa chức năng để đảm bảo cơ thể tồn tại, phát triển và thích ứng với sự biến đổi của môi trường.

26

Hóa sinh

Học phần giúp tìm hiểu lịch sử phát triển của lĩnh vực hoá sinh học, nội dung nghiên cứu và vai trò của môn học trong nền y học hiện nay. Học phần cũng giới thiệu về các chất cơ bản glucid, lipid, protein, acid nucleic, enzyme có vai trò quan trọng trong cấu tạo cơ thể. Nội dung trọng tâm của học phần là cung cấp những kiến thức cơ bản về sự chuyển hoá của các chất xảy ra trong cơ thể sống, cơ chế bệnh học và sự biến đổi các chỉ số sinh hoá trong suốt quá trình bệnh lý và các xét nghiệm chẩn đoán, theo dõi tiên lượng bệnh. Các kiến thức của học phần cung cấp cho sinh viên khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế lâm sàng, chọn phương pháp xét nghiệm đúng cho người bệnh, giúp sinh viên nâng cao năng lực suy luận logic dựa trên xét nghiệm cận lâm sàng trong chẩn đoán và điệu trị bệnh.

27

Vi sinh

Mục tiêu chung của học phần Vi sinh cung cấp người học một số đặc điểm đặc trưng tính chất cơ bản của đặc điểm cấu trúc và di truyền của vi khuẩn, virus, phân tích được tính chất gây bệnh, đường lây truyền bệnh cho người. Phân tích được vai trò đáp ứng của cơ thể vật chủ với tác nhân vi sinh vật (vi khuẩn và virus), các phương thức phòng bệnh và điều trị đặc hiệu. Từ đó vận dụng kiến thức học được để phân tích và đánh giá được kết quả xét nghiệm vi sinh vật học trong chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng.

28

Ký sinh trùng

Học phần Ký sinh trùng giúp người học nhận thức được tầm quan trọng của hiện tượng nhiễm ký sinh trùng, mối quan hệ giữa con người – ký sinh trùng và môi trường, đặc điểm gây bệnh và ảnh hưởng của ký sinh trùng đến sức khỏe con người. Học phần tập trung vào ký sinh trùng y học, được thiết kế các bài học trình bày đặc điểm hình thái, chu kỳ phát triển, dịch tễ và tính chất gây bệnh của những ký sinh trùng phổ biến ở Việt Nam. Từ đó, có thể ứng dụng trong điều trị và phòng chống bệnh ký sinh trùng ở người.

29

Giải phẫu bệnh

Học phần sẽ cung cấp cho người học kiến thức về Giải phẫu bệnh đại cương và Giải phẫu bệnh các tạng và hệ thống từ đó giúp người học có thể giải thích các cơ chế bệnh lý cơ bản, tổn thương cơ bản của tế bào và mô, tổn thương rối loạn tuần hoàn, viêm, và đặc điểm của bệnh lý u. Đồng thời, áp dụng những kiến thức bệnh học đại cương, giải thích những tổn thương ở các hệ cơ quan trên cơ thể như: Hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ sinh dục, hệ cơ xương khớp, Hệ thống hạch bạch huyết, hệ thần kinh, và hệ nội tiết.

30

Sinh lý bệnh – Miễn dịch

Nội dung gồm các quy luật hoạt động của cơ quan, hệ thống cơ quan bị bệnh, các quá trình bệnh lý điển hình; hệ thống các cơ quan và tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch; các giai đoạn, các yếu tố tham gia vào sự hình thành đáp ứng miễn dịch của cơ thể; vai trò của hệ thống miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu trong khả năng đề kháng, phong chống bệnh tật cảu cơ thể. Quan sát diễn biến của một số bệnh lý điển hình và cơ quan khi bị bệnh trên động vật thí nghiệm. Vận dụng kiến thức để giải thích, thực hành lâm sàng và nghiên cứu khoa học.

31

Dược lý

Học phần cung cấp các kiến thức về dược lý, tác dụng của thuốc thông qua cơ chế sinh lý, sinh hóa và phân tử. Trình bày quá trình phát minh, phát triển thuốc, tác động của thuốc trong hệ thống sinh học bao gồm dược lực học, dược động học, ảnh hưởng của hệ vi sinh vật đường tiêu hóa, dược lý di truyền, cảnh giác dược và độc tính thuốc. Đề cập đến việc sử dụng các nhóm thuốc trong các liệu pháp điều trị bệnh cụ thể ở người.

3/2

Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm

Dinh dưỡng và An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là học phần cơ sở ngành cung cấp lĩnh vực kiến thức có ứng dụng rộng trong công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người. Môn học trang bị cho sinh viên đại học chuyên ngành khoa học sức khỏe những kiến thức khoa học cơ bản, cập nhật về dinh dưỡng người và qua đó có thể phát hiện, theo dõi và chăm sóc dinh dưỡng cho các vấn đề bệnh tật liên quan; các kiến thức về ATVSTP trong việc tổ chức, quản lý VSTP, ăn uống nơi công cộng và phòng chống ngộ độc thực phẩm.

33

Sức khỏe môi trường và Sức khỏe nghề nghiệp

Học phần SKMT – SKNN thuộc kiến thức cơ sở khối ngành, gồm 2 phần:

Phần Sức khỏe môi trường bao gồm những kiến thức cơ bản về môi trường sống, ảnh hưởng qua lại giữa môi trường sống với sức khỏe con người, tác hại của ô nhiễm môi trường và các biện pháp phòng ngừa bệnh tật, nâng cao chất lượng môi trường. Phần Sức khỏe nghề nghiệp bao gồm những kiến thức cơ bản về bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng của các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học trong môi trường lao động đến sức khỏe, bệnh tật của người lao động, các biện pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp và bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

34

Dịch tễ học

Cung cấp những kiến thức cơ bản về nguyên tắc và nội dung chính của dịch tễ và ứng dụng được các nguyên tắc này trong công tác chăm sóc sức khoẻ; các chỉ số sức khoẻ chủ yếu của một cộng đồng, cách xác định yếu tố nguy cơ phát triển của bệnh; mô tả và phân tích tình trạng sức khỏe của cộng dồng; Nguyên tắc điều tra, kiểm soát một vụ dịch; Vận dụng một số thiết kế nghiên cứu dịch tễ học thường được sử dụng trong công tác chăm sóc sức khỏe.

35

Điều dưỡng cơ bản

Học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Bao gồm một số quy trình kỹ thuật điều dưỡng cơ bản như đo dấu hiệu sinh tồn, tiêm, truyền dịch, thay băng rửa vết thương, kỹ thuật thông tiểu, đặt sonde dạ dày và kỹ thuật sơ, cấp cứu ban đầu.

36

Phẫu thuật thực hành

Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về nguyên tắc, yêu cầu trong ngoại khoa như kiểm soát lành vết thương, vô trùng, kĩ thuật cầm máu.Ngoài ra, học phần này cũng sẽ cung cấp các kĩ năng cơ bản thuộc lĩnh vực ngoại khoa như các thao tác phẫu thuật, khâu da, các thủ thuật ngoại khoa cũng như những nguyên tắc cơ bản khi thực kiện kĩ thuật tiên tiến trong lĩnh vực phẫu thuật như phẫu thuật nội soi.

37

Chẩn đoán hình ảnh

Học phần bao gồm các kiến thức về nguyên lý và kỹ thuật tạo hình cơ bản của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh; những ứng dụng, thuận lợi và hạn chế của từng loại hình ảnh trong y học; giúp cho sinh viên có khả năng phân tích, mô tả hình ảnh, nhận biết hình ảnh bình thường và hình ảnh một số bệnh lý thường gặp của các cơ quan.

38

Tổ chức và quản lý y tế

Học phần này thuộc kiến thức ngành nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các thành phần, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống y tế Việt Nam và mối quan hệ giữa ngành y tế với các ngành liên quan trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các nguyên lý cơ bản về chăm sóc sức khỏe ban đầu, về tổ chức và quản lý bệnh viện, về chu trình quản lý y tế: lập kế hoạch, tổ chức điều hành, theo dõi, giám sát và đánh giá các hoạt động/chương trình y học dự phòng, các chương trình y tế quốc gia, tình hình dịch tễ, các chính sách đến các chương trình can thiệp.

39

Thực tập cộng đồng

Học phần Thực tập cộng đồng tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận tuyến y tế cơ sở, tiếp cận cộng đồng. Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của tuyến y tế cơ sở, tìm hiểu các yếu tố môi trường, kinh tế văn hóa, xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong cộng đồng. Trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết phù hợp với hoạt động tuyến y tế cơ sở sau khi tốt nghiệp.

40

Tiền lâm sàng 1

Học phần tiền lâm sàng 1 là học phần thực hành quan trọng chủ yếu giúp sinh viên có những kỹ năng trên người lớn về thao tác các bước khám chữa bệnh, kĩ năng thái độ giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, thảo luận nhóm, kĩ năng vận dụng lý thuyết đã học để giải quyết một tình huống lâm sàng được xây dựng theo hình thức mô phỏng trên mô hình hoặc người bệnh đóng vai.

41

Tiền lâm sàng 2

Học phần tiền lâm sàng 2 là học phần thực hành quan trọng chủ yếu giúp sinh viên có những kỹ năng trên người phụ nữ – thai phụ và trẻ em về thao tác các bước khám chữa bệnh, kĩ năng thái độ giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, thảo luận nhóm, kĩ năng vận dụng lý thuyết đã học để giải quyết một tình huống lâm sàng được xây dựng theo hình thức mô phỏng trên mô hình hoặc người bệnh đóng vai.

42

Nội cơ sở 1

Học phần Nội cơ sở 1 là học phần cung cấp các kiến thức cho người học về cách tiếp xúc bệnh nhân khai thác các triệu chứng cơ năng, thăm khám lâm sàng, phát hiện các triệu chứng thực thể, hiểu rõ cơ chế bệnh sinh của các rối loạn bệnh lý, nắm vững các thăm dò xét nghiệm cận lâm sàng để đề xuất và nhận định giá trị của các kết quả, cuối cùng giúp phân tích và tổng hợp các triệu chứng phát hiện được để tiến tới chẩn đoán.

43

Nội cơ sở 2

Học phần Nội cơ sở 2 là học phần hướng dẫn cho người học về cách tiếp cận bệnh nhân, khai thác tiền sử, bệnh sử và các triệu chứng cơ năng; thực hiện thăm khám lâm sàng toàn thân và hệ cơ quan để phát hiện được các triệu chứng thực thể; đề nghị được các xét nghiệm cận lâm sàng, phương pháp thăm dò và nhận định đúng giá trị của các kết quả. Từ đó có cơ sở để phân tích và tổng hợp các triệu chứng, hội chứng phát hiện được nhằm tiến tới chẩn đoán bệnh và nguyên nhân gây bệnh trong hệ hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh, cơ xương khớp và nội tiết.

44

Ngoại cơ sở 1

Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về triệu chứng học và cách thức, nguyên tắc khai thác bệnh sử, khám toàn thân và các hệ cơ quan, phát hiện các triệu chứng, hội chứng lâm sàng để chẩn đoán nguyên nhân các bệnh ngoại khoa thường gặp.

45

Ngoại cơ sở 2

Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về triệu chứng học và cách thức, nguyên tắc và các kĩ năng thực hành thực tế về khai thác bệnh sử, khám toàn thân và các hệ cơ quan, phát hiện các triệu chứng, hội chứng lâm sàng để chẩn đoán nguyên nhân các bệnh ngoại khoa thường gặp.

46

Nội bệnh lý 1

Học phần Nội bệnh lý 1 là học phần cung cấp các kiến thức cho người học về cơ chế bệnh sinh, triệu chứng lâm sàng, các phương pháp thăm dò giúp chẩn đoán các bệnh lý nội khoa thường gặp trong thực hành lâm sàng y khoa. Tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh được cập nhật, việc chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt được biên soạn giúp cho người học có thể áp dụng tốt trong thực hành. Những nguyên tắc điều trị, phác đồ xử trí và các thuốc điều trị chính, công tác tư vấn, quản lý bệnh nhân điều trị theo đúng phác đồ và đặt ra các biện pháp phòng bệnh phù hợp.

47

Nội bệnh lý 2

Học phần Nội bệnh lý 2 là học phần hướng dẫn cho người học thăm khám các cơ quan, phát hiện các bệnh lý, đề xuất và phân tích các cận lâm sàng, từ đó hình thành năng lực chẩn đoán, lập phác đồ xử trí ban đầu, điều trị và tiên lượng các bệnh lý nội khoa thường gặp trong thực hành lâm sàng. Học phần này cũng giúp người học có cái nhìn tổng thể trong công tác tư vấn, quản lý bệnh nhân điều trị theo đúng phác đồ, và đặt ra các biện pháp phòng bệnh phù hợp. Đồng thời nâng cao mức độ thành thạo các kỹ năng đã học ở học phần Nội cơ sở, nâng cao khả năng giao tiếp với người bệnh.

48

Nội bệnh lý 3

Nội bệnh lý 3 là môn học trang bị cho người học các kiến thức về cơ chế gây bệnh, tổn thương cơ bản của bệnh, các phương pháp thăm dò giúp chẩn đoán bệnh, đưa ra chẩn đoán, điều trị, xử trí đúng một số cấp cứu và các bệnh nội khoa thường gặp; tư vấn đầy đủ, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của người bệnh. Ngoài ra, sinh viên áp dụng các kiến thức đã đượx học ở các năm tiền lâm sàng và lâm sàng khi làm việc với người bệnh, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế để nâng cao tính chuyên nghiệp khi giao tiếp, thăm khám và tích luỹ kinh nghiệm lâm sàng nội khoa.

49

Nội bệnh lý 4

Nội bệnh lý 4 là học phần mà sinh viên áp dụng được các kiến thức lý thuyết đã học vào thực hành về tư vấn cho người bệnh, kỹ năng thăm khám, định hướng chẩn đoán và chỉ định điều trị, đề xuất được các phương án, các biện pháp phòng tránh một số bệnh nội khoa thường gặp trong các lĩnh vực như tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, nội tiết, cấp cứu,…. Đồng thời, sinh viên tiếp cận và thực hiện một số thủ thuật lâm sàng cơ bản, có lồng ghép tính chuyên nghiệp, kỹ năng tự học tập suốt đời.

50

Ngoại bệnh lý 1

Ngoại bệnh lý 1 (Surgery 1) là môn học cung cấp những kiến thức về nguyên nhân, sinh lý bệnh, các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán phân biệt một số bệnh ngoại khoa thông thường thuộc các lĩnh vực ngoại khoa. Môn học còn cung cấp kiến thức về nguyên tắc chăm sóc và điều trị bệnh cũng như cách thức phòng ngừa một số bệnh ngoại khoa thường gặp.

51

Ngoại bệnh lý 2

Ngoại bệnh lý 2 (Surgery 2) là môn học cung cấp những kiến thức và kĩ năng thực hành thực tế về nguyên nhân, sinh lý bệnh, các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán phân biệt một số bệnh ngoại khoa thông thường thuộc các lĩnh vực ngoại khoa. Môn học còn cung cấp các nội dung về thực hành chăm sóc và điều trị bệnh cũng như cách thức phòng ngừa một số bệnh ngoại khoa thường gặp.

52

Ngoại bệnh lý 3

Ngoại bệnh lý 3 (Surgery 3) là môn học cung cấp những kiến thức về chẩn đoán cũng như nguyên tắc điều trị các bệnh lí ngoại khoa thường gặp. Bên cạnh đó học phần này sẽ giới thiệu các chỉ định và chống chỉ định của các thủ thuật, phẫu thuật thường dùng để điều trị các bệnh lí ngoại khoa thông thường.

53

Ngoại bệnh lý 4

Ngoại bệnh lý 4 (Surgery 4) là môn học cung cấp những kiến thức và kĩ năng thực hành lâm sàng trong chẩn đoán cũng như điều trị các bệnh lí ngoại khoa thường gặp. Bên cạnh đó học phần này sẽ giới thiệu các chỉ định và chống chỉ định của các thủ thuật, phẫu thuật thường dùng để điều trị các bệnh lí ngoại khoa thông thường cũng như ứng dụng thực tế trên lâm sàng khi sinh viên thực tập tại bệnh viện.

54

Phụ sản 1

Sau khi kết thúc học phần Phụ Sản 1 (Obstetrics and gynecology 1), sinh viên năm thứ 4 ngành Y khoa có những kiến thức, kỹ năng cơ bản về thăm khám, phát hiện những thay đổi sinh lý, giải phẫu, triệu chứng, hội chứng thường gặp ở phụ nữ trong quá trình mang thai, chuyển dạ, thời kỳ hậu sản. Vận dụng được kiến thức để tư vấn về theo dõi sức khỏe sinh sản, chẩn đoán thai nghén, khám thai khi mang thai, theo dõi sự phát triển của thai, theo dõi chuyển dạ, đỡ sinh và chăm sóc bé sau sinh.

Có kiến thức về chẩn đoán và xử trí bệnh lý tuyến vú, các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa hay gặp, rối loạn kinh nguyệt, sàng lọc ung thư cổ tử cung, các bệnh về khối u sinh dục, thực hiện được các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.

55

Phụ sản 2

Sau khi kết thúc học phần Phụ Sản 2 (Obstetrics and gynecology 1), sinh viên năm thứ 4 ngành Y khoa áp dụng các kiến thức, kỹ năng được học ở các năm tiền lâm sàng khi làm việc với mỗi bệnh nhân nội trú và ngoại trú để hình thành kinh nghiệm lâm sàng sản phụ khoa ở bản thân: tiếp cận bệnh nhân, thăm khám, đánh giá, chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm thực hiện chẩn đoán thai nghén, khám thai khi mang thai, theo dõi sự phát triển của thai, theo dõi chuyển dạ, đỡ sinh, chăm sóc hậu sản và chăm sóc bé sau sinh; thực hiện được các thủ thuật trong sản phụ khoa như khám vú, đặt mỏ vịt, lấy khí hư làm xét nghiệm. Nắm được các kỹ thuật thăm dò trong sản khoa

Sinh viên vận dụng được kiến thức để thực hiện được bệnh án sản phụ khoa; bình bệnh án giao tiếp, người bệnh và đồng nghiệp.

56

Phụ sản 3

Sau khi kết thúc học phần Phụ Sản 3 (Obstetrics and gynecology 3), sinh viên năm thứ 6 ngành Y khoa áp dụng các kiến thức, kỹ năng được học ở các năm tiền lâm sàng khi làm việc với mỗi bệnh nhân nội trú và ngoại trú để hình thành kinh nghiệm lâm sàng sản khoa ở bản thân.

Sinh viên vận dụng các kiến thức ở các học phần trước để có thể tiếp cận thăm khám, đánh giá được các bệnh lý trong thai kỳ, theo dõi, quản lý các thai kỳ nguy cơ cao, bệnh lý mẹ và xử trí, điều trị, tiên lượng kết cục thai kỳ. Nhận biết được và hướng xử trí một số tai biến sản khoa.

Sinh viên hiểu biết về vô sinh hiếm muộn và đặc điểm sinh lý, bệnh lý phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh.

57

Phụ sản 4

Sau khi kết thúc học phần Phụ Sản 4 (Obstetrics and gynecology 4), sinh viên năm thứ 6 ngành Y khoa áp dụng các kiến thức, kỹ năng được học để thăm khám, tư vấn, điều trị những trường hợp thai nghén bệnh lý, thai nghén ở những bệnh nhận có bệnh lý khác kèm theo; cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về xử lý những trường hợp thai nghén nguy cơ cao, các tai biến sản khoa ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, thai, sơ sinh.

Bên cạnh đó, sinh viên cũng nắm vững kiến thức chẩn đoán và điều trị các bệnh lý khối u phụ khoa hay gặp.

58

Nhi khoa 1

Nội dung gồm những kiến thức về Nhi khoa đại cương: tình hình bệnh tật và tử vong của trẻ em, các thời kỳ phát triển của trẻ em về thể chất, tâm thần, vận động, chương trình xử trí lồng ghép trẻ bệnh (IMCI); những kiến thức cơ bản về giải phẫu, sinh lý, sinh lý bệnh và một số bệnh thường gặp của các chuyên ngành Nhi khoa.

59

Nhi khoa 2

Học phần Nhi khoa 2 bao gồm:

Hướng dẫn cho người học cách thăm khám, tiếp cận các triệu chứng thường gặp ở trẻ em của chuyên khoa Sơ sinh, Hô hấp, Tiêu hóa, Tim mạc, bệnh lý hệ thần kinh, nội tiết, thận niệu, miễn dịch – dị ứng – cơ xương khớp, cơ quan tạo máu. Từ đó, đưa ra được chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt các bệnh lý khác nhau. 

Sinh viên cũng được học phân tích một số cận lâm sàng hay gặp như 10 thông số nước tiểu, điện tâm đồ, X – quang ngực, góp phần vào việc chẩn đoán và theo dõi bệnh. 

Kỹ năng đánh giá, phân loại, xác định điều trị theo chương trình xử trí lồng ghép trẻ bệnh (IMCI).

Người học cũng được hướng dẫn cách tổng hợp thông tin và giải thích, tư vấn cho người nhà một cách hiệu quả.

60

Nhi khoa 3

Học phần Nhi khoa 3 sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng về chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh thường gặp ở trẻ em.

61

Nhi khoa 4

Học phần Nhi khoa 4 sẽ cung cấp cho sinh viên cách tiếp cận, chẩn đoán, điều trị và theo dõi một số bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Học phần này cũng giúp người học có kĩ năng trong công tác tư vấn, quản lý bệnh nhân điều trị theo đúng phác đồ và đặt ra các biện pháp phòng bệnh phù hợp. 

62

Truyền nhiễm

Học phần Truyền nhiễm bao gồm các nội dung về đặc điểm dịch tễ học, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và biện pháp dự phòng một số bệnh nhiễm trùng. Từ đó, có thể ứng dụng trong điều trị và phòng chống bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm thường gặp. 

63

Y học cổ truyền

Y học cổ truyền là phương pháp khám chữa bệnh có lịch sử lâu đời, được xây dựng trên cơ sở những học thuyết của hệ lý luận cơ bản, từ đó có phương pháp khám chữa bệnh mang tính đặc thù riêng. Khi học học phần này sinh viên sẽ được trang bị kiến thức cơ bản của Y học cổ truyền, từ đó vận dụng tốt đông tây y trong hoạt động chuyên môn của mình sau này.

64

Lao

Lao là một bệnh truyền nhiễm khó, tồn tại nhiều năm, số lượng người mắc nhiều, tỉ lệ tử vong cao vì vậy khối kiến thức- kĩ năng về lao luôn được coi là thành phần bắt buộc trong chương trình đào tạo cho Bác sĩ y khoa cũng như một số chuyên nghành thuộc khối ngành chăm sóc sức khỏe. Học phần sẽ cung cấp kiến thức, kĩ năng và thái độ mang tính cơ bản và phổ cập cho bác sỹ y khoa để thực hành khám phát hiện và điều trị bệnh lao.

65

Răng Hàm Mặt

Môn học gồm hai phần: lý thuyết và thực hành lâm sàng. Phần lý thuyết sẽ cung cấp kiến thức về những bệnh lý phổ biến nhất trong chuyên ngành Răng Hàm Mặt và những dị tật bẩm sinh, chấn thương vùng hàm mặt, ung thư, các khối u lành tính vùng hàm mặt. Phần thực hành sẽ hướng dẫn sinh viên cách thăm khám và phối hợp xử trí một số bệnh lý răng hàm mặt có liên quan các chuyên khoa khác.

66

Tai Mũi Họng

Tai mũi họng (Otorhinolaryngology) là môn học giúp trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về giải phẫu, sinh lý và bệnh học về tai mũi họng. Cách khám, chẩn đoán và đưa ra hướng xử trí phù hợp các bệnh lý và một số tình huống cấp cứu thường gặp trong tai mũi họng.

67

Mắt

Học phần mắt cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về giải phẫu, sinh lí và bệnh học về mắt. Từ đó, sinh viên sau khi học xong học phần này có thể khám, chẩn đoán và đưa ra hướng xử trí phù hợp các bệnh lý cũng như một số tình huống cấp cứu thường gặp tại mắt.

68

Da liễu

Học phần Da liễu được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức về cấu tạo và chức năng của da, có thái độ đúng, có khả năng chẩn đoán, xử trí ban đầu, giáo dục tư vấn, dự phòng các bệnh da thường gặp, bệnh lây qua đường tình dục và bệnh phong; đồng thời giúp sinh viên có khả năng tự học tốt thông qua các nội dung cơ bản phù hợp với chương trình chi tiết và được lượng giá bởi các tiêu chí đặt ra.

69

Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là học phần chuyên ngành, nội dung gồm quá trình khuyết tật và các định nghĩa, các biện pháp phòng ngừa khiếm khuyết, giảm khả năng và khuyết tật; các nguyên tắc và kỹ thuật cơ bản trong phục hồi chức năng: vật lý trị liệu, vận động điều trị, giao tiếp, sử dụng các dụng cụ phục hồi chức năng, các phương thức vật lý trị liệu. Cách khám và phát hiện các thương tật. Áp dụng các phương thức vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để điều trị cho người bệnh và người khuyết tật.

70

Tâm thần

Học phần tâm thần thuộc chuyên ngành tâm thần học sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về chuyên ngành tâm thần, các nguy cơ chủ yếu về sức khỏe tâm thần hiện nay, các biểu hiện triệu chứng – hội chứng học trong thực hành lâm sàng tâm thần, biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán một số rối loạn tâm thần thường gặp, các phương pháp điều trị và dự phòng các rối loạn tâm thần, tổ chức chăm sóc và theo dõi bệnh nhân tâm thần ở cộng đồng. Áp dụng những kiến thức này vào việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho cộng đồng.

71

Ung thư

Học phần cung cấp kiến thức về phương pháp khám lâm sàng, thăm khám cận lâm sàng, chẩn đoán xác định, chẩn đoán nguyên nhân các triệu chứng và hội chứng, phương pháp điều trị các bệnh ung thư thường gặp.

72

Huyết học

Học phần Huyết học là môn học giúp trang bị cho người học các kiến thức về cơ chế gây bệnh, triệu chứng lâm sàng, các phương pháp thăm dò giúp chẩn đoán các bệnh lý huyết học thường gặp trong thực hành lâm sàng y khoa. Tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh được cập nhật, việc chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt được biên soạn giúp cho người học có thể áp dụng tốt trong thực hành. Những nguyên tắc điều trị kinh điển và hiện đại, phác đồ xử trí và các thuốc điều trị chính cũng được giới thiệu đầy đủ trong học phần này.

73

Gây mê hồi sức

Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức về môn học Gây mê hồi sức, lịch sử phát triển ngành Gây mê hồi sức, một số phương pháp vô cảm thông thường, khám tiền mê và chuẩn bị bệnh nhân trước mổ. Kiến thức về tai biến và biến chứng của gây mê, chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật và gây mê.

74

Hồi sức cấp cứu

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức và thực hành về cơ chế gây bệnh, tổn thương cơ bản của bệnh, các phương pháp thăm dò giúp chẩn đoán bệnh về hồi sức cấp cứu,… Tiêu chí chẩn đoán các bệnh được cập nhật, việc chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt được biên soan giúp cho sinh viên có thể áp dụng tốt trong thực hành. Những nguyên tắc điều trị kinh điển và hiện đại, phác đồ xử trí và các thuốc được dùng điều trị chính trong các bệnh về hồi sức cấp cứu sẽ được giới thiệu đầy đủ trong học phần này. Song song với việc điều trị, các nguyên tắc dự phòng bệnh cũng được đề cập đầy đủ.

75

Dược lâm sàng

Dược lâm sàng (Clinical Pharmacy) là học phần cung cấp các kiến thức về việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và kinh tế cho từng cá thể bệnh nhân. Áp dụng kiến thức cụ thể về dược lý, dược động học, dược phẩm và trị liệu vào việc chăm sóc bệnh nhân trong quy trình dược lâm sàng.

76

Pháp y

Học phần sẽ cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về tử thi học và thương tích học từ đó giúp người học có thể nhận biết được các dấu hệu của sự chết, các biến đổi sau chết của tử thi, nhận biết được các loại vết thương và mô tả các đặc điểm cơ bản của chúng. Đồng thời áp dụng các kiến thức về tử thi và thương tích giúp phân biệt giữa tổn thương trước chết và sau chết, giải thích cơ chế hình thành một số thương tích, đưa ra nhận định về vật gây thương tích và xác định một số nguyên nhân chết thường gặp như: chết ngạt, chết do hỏa khí

77

Y học hạt nhân

Học phần bao gồm các kiến thức tổng quát về Y học hạt nhân; các kiến thức vật lý được áp dụng; nguyên lý, cấu trúc của các phương pháp ghi đo phóng xạ; các phương pháp điều chế hạt nhân và dược chất phóng xạ, các đặc trưng, nội dung kiểm tra chất lượng của dược chất phóng xạ; những nguyên lý, quy trình chẩn đoán, điều trị bằng Y học hạt nhân và lý thuyết cơ bản về an toàn khi sử dụng dược chất phóng xạ.

78

Y học gia đình

Nội dung bao gồm các nguyên lý y học gia đình và việc ứng dụng các nguyên lý chính vào chẩn đoán, điều trị, theo dõi, tư vấn sức khỏe và dự phòng một số bệnh mạn tính và cấp cứu thường gặp cho đối tượng trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên, phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi

79

Khóa luận tốt nghiệp/Học phần tự chọn thay thế khoá luận

Học phần có 2 nội dung, SV tự chọn 1 trong 2 nội dung để hoàn thành học phần:

–      Khoá luân tốt nghiệp: Học phần này giúp SV hoàn thiện hơn từ việc kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học. SV đăng ký phải hoàn thành 09 học kì với điểm TBC tích lũy từ 7.5 điểm (thang điểm 10) trở lên.

–      Học phần tự chọn: SV được trang bị thêm kiến thức chuyên sâu ở 9 chuyên ngành khác nhau.

80

Thực tế tốt nghiệp

Học phần giúp SV được trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại các bệnh viện; hoàn thiện các kĩ năng lâm sàng như khám, chẩn đoán, lập kế hoạch và điều trị bệnh nhân dưới sự hướng dẫn của giảng viên và bác sĩ tại bệnh viện.

Học phần tự chọn   

   1           

Định hướng Nội khoa 1

Định hướng Nội khoa 1 là môn học được thiết kế để hỗ trợ các sinh viên có yêu thích lĩnh vực nội khoa và mong muốn phát triển chuyên môn nghiệp vụ nội khoa trong tương lai. Môn học trang bị cho người học các kiến thức chuyên sâu về chẩn đoán, điều trị một số bệnh lí tim mạch, tiêu hóa. Ngoài ra môn học này còn giúp người học có kiến thức về một số phương pháp thăm dò chức năng chuyên sâu cũng như dự phòng ở một số bệnh lí tim mạch, tiêu hóa.

   2           

Định hướng Nội khoa 2

Định hướng Nội khoa 2 là môn học được thiết kế để hỗ trợ các sinh viên có yêu thích lĩnh vực nội khoa và mong muốn phát triển chuyên môn nghiệp vụ nội khoa trong tương lai. Môn học trang bị cho người học các kiến thức chuyên sâu về chẩn đoán, điều trị một số bệnh lí tim mạch, tiêu hóa. Ngoài ra môn học này còn giúp người học có kiến thức về một số phương pháp thăm dò chức năng chuyên sâu cũng như dự phòng ở một số bệnh lí tim mạch, tiêu hóa.

   3           

Định hướng Ngoại khoa 1

Định hướng Ngoại khoa 1 là môn học được thiét kế đẻ hỗ trợ các sinh viên có yêu thích lĩnh vực ngoại khoa và mong muốn phát triển chuyên môn nghiệp vụ ngoại khoa trong tương lai. Chương trình này được thiết kế cho sinh viên y khoa năm thứ sáu, sinh viên tham gia sẽ được nâng cao các kĩ thuật chẩn đoán, điều trị, thủ thực hiện các thủ thuật ngoại khoa cơ bản, phát triển tư duy của nhà ngoại khoa  ở các lĩnh vực ngoại chấn thương và thần kinh.Điều này sẽ giúp sinh viên phát triển thói quen học tập suốt đời và trải nghiệm nhiều khía cạnh của việc trở thành một bác sĩ phẫu thuật.

   4           

Định hướng Ngoại khoa 2

Định hướng Ngoại khoa 2 là môn học được thiết kế để hỗ trợ các sinh viên có yêu thích lĩnh vực ngoại khoa và mong muốn phát triển chuyên môn nghiệp vụ ngoại khoa trong tương lai. Chương trình này được xây dựng cho sinh viên y khoa năm thứ sáu, sinh viên tham gia sẽ được nâng cao các kĩ thuật chẩn đoán, điều trị, thủ thực hiện các thủ thuật ngoại khoa cơ bản, phát triển tư duy của nhà ngoại khoa ở các lĩnh vực ngoại tiêu hóa, tiết niệu, lồng ngực và nhi.Điều này sẽ giúp sinh viên phát triển thói quen học tập suốt đời và trải nghiệm nhiều khía cạnh của việc trở thành một bác sĩ phẫu thuật.

   5           

Định hướng Phụ sản 1

Học phần định hướng Phụ sản 1, sinh viên năm cuối ngành Y khoa có những kiến thức, kỹ năng cơ bản để có thể độc lập thăm khám, chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh lý sản phụ khoa thường gặp và các cấp cứu trong sản khoa.

Sinh viên áp dụng được các kiến thức, kỹ năng được học ở các năm tiền lâm sàng, lâm sàng để ứng dụng vào học phần hình thành kinh nghiệm lâm sàng sản khoa ở bản thân, bắt đầu phát triển thành một bác sĩ tận tâm, có kiến thức, làm việc chuyển nghiệp.

   6           

Định hướng Phụ sản 2

Học phần định hướng Phụ sản 2, sinh viên năm cuối ngành Y khoa có những kiến thức, kỹ năng cơ bản để có thể độc lập để tầm soát, thăm khám, chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh lý phụ khoa thường gặp.

Sinh viên áp dụng được các kiến thức, kỹ năng được học ở các năm tiền lâm sàng, lâm sàng để ứng dụng vào học phần hình thành kinh nghiệm lâm sàng sản khoa ở bản thân, bắt đầu phát triển thành một bác sĩ tận tâm, có kiến thức, làm việc chuyển nghiệp.

   7           

Định hướng Nhi khoa 1

Học phần Định hướng Nhi khoa 1 cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về chẩn đoán và xử trí một số tình huống cấp cứu ở trẻ sơ sinh và một số bệnh hô hấp, tiêu hóa thường gặp ở trẻ em.

   8           

Định hướng Nhi khoa 2

Định hướng Nhi khoa 1 cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về chẩn đoán, xử lý một số tai nạn, các bệnh chuyên khoa tim mạch, ung thư, thận và bệnh hệ thống ở trẻ em và ứng dụng vào lâm sàng.

   9           

Định hướng Nhãn khoa 1

Học phần Định hướng Nhãn khoa 1 cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về giải phẫu, sinh lí, bệnh học và hướng điều tri, cũng như phòng các bệnh lý của thể thuỷ tinh, glôcôm, chấn thương, bỏng, giúp sinh viên có khả năng chẩn đoán, điều tri, tư vấn, và hướng dẫn cho người bệnh biết cách bảo vệ và phòng chống các bệnh này. Ngoài ra, sinh viên còn có khả năng sử dụng một số công cụ thăm khám và có khả năng sơ cứu một số bệnh chấn thương mắt thường gặp.

 10         

Định hướng Nhãn khoa 2

Học phần Định hướng Nhãn khoa 2 cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về giải phẫu, sinh lí, bệnh học và hướng điều tri, cũng như phòng các bệnh lý của kết mạc, giác mạc, màng bồ đào, phần phụ, giúp sinh viên có khả năng chẩn đoán, điều tri, tư vấn, và hướng dẫn cho người bệnh biết cách bảo vệ và phòng chống các bệnh này. Ngoài ra, sinh viên còn có khả năng sử dụng một số công cụ thăm khám và có khả năng hực hiện các thủ thuật cơ bản

 11         

Định hướng Tai Mũi Họng 1

Định hướng Tai mũi họng là môn học giúp trang bị cho người học các kiến thức chuyên sâu về các bệnh học, cận lâm sàng, thăm dò chức năng và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thường gặp. đưa ra y lệnh điều trị cụ thể an toàn và hiệu quả

 12         

Định hướng Tai Mũi Họng 2

Định hướng Tai mũi họng 2 là môn học giúp trang bị cho người học các kiến thức chuyên sâu về các bệnh học, cận lâm sàng, thăm dò

chức năng và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thường gặp. đưa ra y lệnh điều trị cụ thể an toàn và hiệu quả.

 13         

Định hướng Truyền nhiễm 1

Học phần Định hướng Truyền nhiễm – 1 giúp cho học viên nâng cao kiến thức bệnh Truyền nhiễm, có kỹ năng tiếp cận các hội chứng thường gặp trong bệnh nhiễm, chẩn đoán, xử trí, dự phòng được các bệnh nhiễm thường gặp do vi trùng.

 14         

Định hướng Truyền nhiễm 2

Học phần thuộc chuyên ngành Truyền nhiễm, nội dung bao gồm đặc điểm dịch tễ học, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, các thể lâm sàng, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh do virus và do ký sinh trùng gây ra. Học phần giúp trang bị những kiến thức nâng cao cho người học để có thể chẩn đoán và xử trí các bệnh thường gặp do virus và do ký sinh trùng gây ra.

 15         

Định hướng Da liễu 1

Học phần Định hướng Da liễu 1 được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức thiết yếu về cấu tạo và chức năng của da; kiến thức và kỹ năng để sinh viên có thể thực hiện được kỹ năng khám da và các phần phụ của da, tiếp cận chẩn đoán và xử trí ban đầu một số bệnh da thường gặp. Đồng thời giúp sinh viên có khả năng tự học tốt, tiếp cận thông tin và áp dụng y học chứng cứ trong thực hành da liễu thông qua các nội dung cơ bản phù hợp với chương trình chi tiết và được lượng giá bởi các tiêu chí đặt ra.

 16         

Định hướng Da liễu 2

Học phần Định hướng Da liễu 2 được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức về bệnh học và kỹ năng thực hành thiết yếu để tiếp cận chẩn đoán và xử trí ban đầu một số bệnh da thường gặp, bệnh phong và bệnh lây qua đường tình dục; đồng thời giúp sinh viên có khả năng tự học tốt, tiếp cận thông tin và áp dụng y học chứng cứ trong thực hành da liễu thông qua các nội dung cơ bản phù hợp với chương trình chi tiết và được lượng giá bởi các tiêu chí đặt ra.

 17         

Định hướng Chẩn đoán hình ảnh 1

Sinh viên sẽ được giới thiệu những vấn đề về nguyên lý tạo ảnh và vật lý cơ bản của chuyên ngành X quang thường quy và Siêu âm. Sinh viên sẽ thực tập đọc phim khảo sát các cấu trúc giải phẫu bình thường cũng như phát hiện hình ảnh bất thường của một số bệnh lý thường gặp thực tế; được hướng dẫn kiến thức về giải phẫu siêu âm và các bệnh lý thường gặp qua siêu âm.

 18         

Định hướng Chẩn đoán hình ảnh 2

Sinh viên sẽ được giới thiệu những vấn đề về nguyên lý tạo ảnh của cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ và vai trò của những phương tiện này trong chẩn đoán lâm sàng. Sinh viên được bổ sung thêm kiến thức về giải phẫu cắt lớp vi tính, một số chuỗi xung và hình ảnh cộng hưởng từ cơ bản làm cơ sở cho phân tích hình ảnh học một số bệnh lý thường gặp để phục vụ cho chẩn đoán và theo dõi bệnh.

Xem chi tiết tại đây: 2023_Bản mô tả CTĐT ngành Y khoa

Thời gian và học phí

thời gian đào tạo

6 năm / 12 học kỳ

bằng tốt nghiệp

BÁC SĨ Y KHOA

HỌC PHÍ

Khoảng 27.600.000 đồng / năm học